Seiza:là cách ngồi chuẩn tắc lễ nghi của người Nhật. Ở tư thế ngồi này,”hai ngón chân cái của hai chân xếp lên nhau, khoảng cách giữa hai đầu gối là 10 đến 15cm đối với đàn ông, đối với phụ nữ thì trong khả năng có thể khép gần vào nhau, thẳng lưng, hai tay để trên đùi, đầu hướng thẳng, miệng khép , mắt nhìn về phía trước”
Seiza mới chỉ trở nên phổ biến ở Nhật vào đời Shogun thứ 3 thời Edo.
Sau đây là các thông tin về Seiza:
I/Kiểu ngồi trước khi có seiza :
Cho đến thời chiến quốc , ở Nhật Bản cách ngồi chính thức của tầng lớp võ sĩ vẫn là ngồi xếp bằng, phụ nữ và cả các trà nhân cũng ngồi xếp bằng hoặc ngồi kiểu “đầu gối quá tai” là bình thường.
Về mặt ngôn ngữ, thời Edo, từ “seiza” vẫn chưa xuất hiện ! Đến thời Edo kiểu ngồi seiza được gọi bằng những từ như: “kasikomaru” , “tsukubau”. Đến nay , từ “seiza” được tìm thấy trong cuốn sách “Thuyết minh về nội dung lễ nghi cho nữ sinh tiểu học” xuất bản năm Minh Trị thứ 15(1882)được coi là từ “seiza” sử dụng sớm nhất trong văn tự Nhật Bản.
Kiểu ngồi Seiza được coi là bắt nguồn từ việc kết hợp tác pháp của các tư thế : ngồi thiền của Phật giáo và kiểu ngồi chầu trước Shogun
II/Người Nhật bắt đầu chuyển sang kiểu ngồi ngồi seiza từ khi nào?
Thời điểm này được cho là vào khoảng đời Shogun 3 thời Edo. Với việc thực thi chế độ Sankinkotai, trong các buổi bái kiến Shogun tại thành Edo, các Daimyo được qui định chỗ ngồi theo từng chiếu tatami theo trật tự thứ bậc một cách cố định, tất cả được qui định hướng về phía Shogun và ngồi đúng theo một kiểu như ngày nay gọi là seiza. Cách ngồi này đã trở thành nghi lễ chính thức bắt buộc trong các buổi bái kiến Shogun.
Các Daimyo sau khi hết thời gian ở thành Edo trở về địa phương của mình đã phổ biến kiểu ngồi nghi thức này trước tiên trong tầng lớp võ sĩ, sau đó là truyền tới tầng lớp thị dân. Có thể phỏng đoán động lực thúc đẩy của việc bắt đầu phổ cập kiểu nhà ở trải chiếu tatami ở Nhật Bản thời kì này chính là do văn hoá seiza
III/Seiza được qui định một cách chính thức trở thành nghi lễ ngồi chuẩn mực của người Nhật từ khi nào?
Bước vào thời Minh Trị, cùng với việc bãi bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp, chính phủ mới đề ra việc cấp thiết tạo ra một hình ảnh quốc dân mới. Những việc trước đó được coi là bình thường trong phong tục của tầng lớp thị dân như :cởi trần truồng khi tắm ở bể tắm công cộng , đứng tiểu tiện tuỳ tiện ngoài đường… đến thời điểm này ở các địa phương đã hình thành các luật lệnh nghiêm cấm.
Tuy nhiên trong xã hội lúc đó, cùng với trào lưu chạy theo các phong cách, tập quán ngưòi Tây âu như bắt tay khi gặp gỡ, uống trà đen… thì một mặt lại có trào lưu kêu gọi phục hồi lễ nghi tầng lớp võ sĩ của những người theo có tư tưởng cho rằng lễ pháp xã hội đang vào thời loạn. Họ tiến hành soạn và cho xuất bản các cuốn sách viết về những qui định trong hành xử của cuộc sống thường ngày, tỉ mỉ và chi tiết từ cách cầm chiếc ô hay đến cách trao và nhận quà bánh.
Như vậy, cùng với việc thiết lập ý thức tự giác văn minh cao ở những nơi công cộng thì dần dần toàn thể quốc dân Nhật cũng lại phục hồi được lại những lễ nghi truyền thống đối với Quốc gia và Thiên hoàng .
Năm Showa thứ 16(1941) chiến tranh Thái Bình Dương đột ngột bùng nổ , Bộ giáo dục Nhật có một động thái nhằm thu phục nhân tâm quốc dân, đã ban hành “Những mục quan trọng của lễ pháp” , và trong đó đề ra việc phải có một kiểu ngồi lễ nghi chính thống, và nó được qui định tỉ mỉ như sau:
hai ngón chân cái của hai chân xếp lên nhau, khoảng cách giữa hai đầu gối là 10 đến 15cm đối với đàn ông, đối với phụ nữ thì trong khả năng có thể khép gần vào nhau, thẳng lưng, hai tay để trên đùi, đầu hướng thẳng, miệng khép , mắt nhìn về phía trước”
IV/Ý nghĩa của kiểu ngồi seiza
Tại sao người Nhật lại tạo ra một cách ngồi gò bó và gây tê mỏi cho đôi chân như vậy?
Có một số giải thích như sau:
l.Cách ngồi này là sự xuất phát từ ý tưởng : “đối với con người, việc phải cung kính lễ nghi với người khác là hành vi tự tạo ra ức chế của bản thân”
2.Seiza là một phương pháp ngồi tuyệt vời cho giải pháp sao cho ngồi thế nào để tốn ít diện tích nhất. Biết kiềm chế là một hành vi đẹp.
nguồn :
http://vnsharing.net